Câu chuyện công sở – Im lặng có phải là cách để tránh mọi sự phiền toái?

Công sở là nơi tập hợp những con người làm việc bằng trí óc với học thức có thể nói là cao trong xã hội. Từng bộ phận và nhiệm vụ của mỗi cá nhân cũng được phân công rất rõ ràng, vì thế trong văn phòng nếu không phải là những người làm việc cùng đội ngũ thì ai làm việc người đấy, khá ít có những giao tiếp nếu không có các vấn đề liên quan. Điều này đã tạo nên một câu chuyện công sở về văn hóa ứng xử và giao tiếp với đồng nghiệp, liệu chúng ta có nên quá im lặng trong một tập thể như vậy?

Câu chuyện công sở – Im lặng có phải là cách để tránh mọi sự phiền toái?

Các cụ ngày xưa thường có câu tục ngữ “Im lặng là vàng” ám chỉ những người biết giữ mồm miệng thì sẽ ít mang vạ vào thân. Khá nhiều bạn trẻ ngày nay cho những lời nói là đúng với thực tế và thường ít khi giao tiếp với những đồng nghiệp xung quanh. Những theo quan điểm của riêng tôi thì sự im lặng chỉ khiến các bạn tao ra những khoảng cách của riêng mình với những đồng nghiệp khác. Những cơ hội và quan hệ giúp bạn có thể thăng tiến trong công việc cũng sẽ không có nếu bạn không thể hòa đồng với mọi người. Vậy liệu tục ngữ của các cụ phía trên có đúng với thực tế hiện tại và đúng với mọi trường hợp?

cau-chuyen-cong-so

Các bạn trẻ Việt Nam bây giờ được giới nước ngoài đánh giá là năng động, tuy nhiều bạn không được đào tạo tại các môi trường đạt chuẩn và còn thiếu sót nhiều nhưng quan trọng nhất vẫn là tinh thần học hỏi và hòa đồng cùng mọi người, đấy mới là yếu tố giúp các bạn có thể phát triển bản thân. Thể những cũng có một số thành một không nhỏ lại khá tự ti, luôn thu hẹp mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh và ít khi giao tiếp với người khác. Điều này không chỉ tạo cho người khác một cảm giác khó chịu mà còn gây ra những hệ lụy đáng tiếc cho bản thân.

cau-chuyen-cong-so

Theo những cuộc khảo sát cho thấy, những bạn có thói quen im lặng trong môi trường công sở thường có nỗi sợ sẽ bị hiểu lầm, bị đồng nghiệp soi mói, đánh giá. Liệu đấy có phải là nỗi sợ chính gây nên tình trạng khiến các bạn trẻ “câm lặng” như vậy không?


“Ông kẹ” nơi công sở

Nỗi sợ lớn nhất hiện nay trong những môi trường làm việc công sở có lẽ không chỉ là áp lực công việc mà còn là “người sếp” của mình. Cũng chẳng phải chỉ riêng môi trường công sở, bất kì ở các ngành nghề nào từ dịch vụ, giải trí, nhà hàng, quán ăn, lao động phổ thông đều có thói quen này. Có lẽ vì các bạn sợ những sự soi mói và đánh giá của người quản lý, sợ việc mình làm chưa đủ tốt và vẫn còn có những sai lầm. Những rào cản tâm lý như vậy thường khiến các bạn trẻ rất sợ nói lên những suy nghĩ của mình khi đối mặt với “sếp”.

cau-chuyen-cong-so

Như một ví dụ đơn giản về cách ứng xử của một sinh viên mới ra đi xin việc: Ngày trước tôi cũng từng tuyển một vài bạn trẻ mới ra trường vào vị trí thiết kế đồ họa cho công ty. Xem qua CV thì thấy bạn ấy là một sinh viên tốt nghiệp với bằng cấp khá tốt, kiến thức chuyên môn trong công việc cũng tương đối ổn, đã từng có dự án thực hiện ở ngoài rồi. Trong lần bàn bạc trao đổi công việc đó, tôi đề xuất ra những nội dung công việc, dự án mà công ty đang đảm nhận. Tuy nhiên trong cuộc nói chuyện đó tôi thấy như chỉ mình tôi đưa ra thông tin chứ không nhận lại được sự phản hồi gì. Điều mà tôi nhận lại được từ bạn sinh viên trẻ đấy chỉ là những cái dạ dạ vâng vâng.

Tất nhiên là qua lần phòng vấn đấy thì bạn sinh viên mới ra trường cũng “lặn mất hút” luôn cho dù tôi cũng thiện chí liên lạc lại. Sau một thời gian, tôi tình cờ biết được lý do từ chối tôi là vì bạn đó không chịu được áp lực công việc cũng như deadline quá ngắn ngủi nên tự rút lui. Điều đó tôi không trách, chỉ đáng trách là khi tôi đứa ra những ý kiến về nội dung công việc thì khi nhận lại được chỉ là những cái dạ vâng. Cuộc đối thoại hầu như không có tính chất gì gọi là “trao đổi công việc cả”. Điều đấy cho thấy rằng bạn sinh viên đó đáng lẽ sẽ nhận được một công việc phù hợp nếu biết cách hỏi thông tin và đàm phán với người phỏng vấn mình.

Điều tôi đánh giá cao trong cách làm việc của nhân viên không phải là sự kiêng nể hay sợ hãi của họ. Mà chính là cách họ làm việc, có chính kiến, dám nói ra những suy nghĩ. Những người như vậy tuy mới đầu kinh nghiệm có thể không nhiều nhưng chắc chắn trong một môi trường thích hợp, hộ sẽ sớm học hỏi được nhiều và bộc lộ được điểm mạnh của mình.


Lý do nào khiến nhân viên hình thành nỗi sợ với sếp?

Dấu chấm hỏi trong những câu chuyện công sở mà chúng ta đặt ra là điều gì đã khiến nhân viên sợ sếp đến vậy? Tôi gặp không ít trường hợp nhân viên có ám ảnh tâm lý với sếp trong công việc, nhiều người bất mãn, chây ì trong công việc, rồi sau đó là xin nghỉ việc. Những hành động đó xuất phát từ những rào cản tâm lý mà đáng lẽ ra mọi chuyện có thể đi đến một hướng tốt đẹp khác nếu chúng ta biết cách trao đổi.

cau-chuyen-cong-so

Có lẽ hành động này xuất phát từ tâm lý, có thể trong quá khứ họ đã gặp phải những người sếp không tốt từ môi trường không chuyên nghiệp. Tâm lý này được các bạn nghĩ rằng sếp của mình là một người ít quan tâm đến cảm xúc của nhân viên, chỉ quan tâm đến hiệu quả công việc, điều họ cần là kết quả trong quá trình làm việc, nếu bạn làm không tốt thì xìn mời bạn “out”. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại và nhất và trong môi trường làm việc cần óc sáng tạo. Sếp mới chính là người phải tạo ra cảm hứng để nhân viên có thể làm việc tốt hơn, phải tạo cảm giác thoải mái thì nhân viên mới có thể phát triển hết bản thân được.

Những người quản lý lâu năm và nhất là làm việc trong các ngành nghề như thiết kế, nghệ thuật, giải trí sẽ đều hiểu rằng nền tảng của sự thành công chính là nguồn nhân lực. Họ sẽ cố gắng làm thật tốt để nhân viên của mình có cảm giác thoải mái, gần gũi để hết mình cống hiến cho việc. Vì thế bạn đừng tỏ ra e dè trước những vị lãnh đạo của mình, hãy thẳng thắn nói ra những quan điểm bạn cho là đúng và cần bàn bạc. Những cuộc nói chuyện như vậy không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của bạn mà còn mối quan hệ giữa sếp và nhân viên hiểu nhau hơn.

Recommended For You

About the Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.